Thứ Tư, 15 tháng 12, 2021
Thứ Bảy, 11 tháng 12, 2021
TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC TÒNG - ĐOÀN TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC TÒNG - TỔ TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG.
Thân mời quý thầy cô và các bạn học sinh trường THPT Phan Ngọc Tòng tham gia chương trình tập huấn NÂNG CAO NĂNG LỰC, HỖ TRỢ GIÁO DỤC CHO TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN LGBT do tổ chức cứu trợ trẻ em tại Việt Nam (SCI) phối hợp với Khoa Công tác xã hội, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Các bạn có thể xem kế hoạch tại đây: https://drive.google.com/.../1Ja9D8299RM.../view...
TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG - ĐOÀN TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC TÒNG NĂM 2021
Hiện tượng bạo lực không hải là hiện tượng mới, xong thời gian gần đây hiện tượng này xẩy ra liên tục hơn trong các trường học bộc lộ tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng hơn. Điều đáng lo ngại là lý do dẫn đến bạo lực đôi khi rất đơn giản như va chạm trong lúc chơi đùa, trên đường đi học, mâu thuẫn nói xấu nhau trên các diễn đàn, mạng xã hội,…
Theo số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo (GD- ĐT) đưa ra gần đây nhất, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày). Cứ khoảng trên 5.200 học sinh (HS) thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 HS thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau. Đáng lo ngại hơn, theo thống kê của Bộ Công An mỗi tháng có hơn 1.000 thanh thiếu niên phạm tội. Trước kia: tội phạm giết người trong độ tuổi từ 30 đến dưới 45 chiếm số lượng cao nhất. Bây giờ giảm còn 34% so với 41% của độ tuổi 18 đến dưới 30 (độ tuổi từ 14 đến dưới 18 chiếm đến 17%).
Những số liệu đó thực sự trở thành hồi chuông cảnh báo cho các gia đình, nhà trường và xã hội, cần quan tâm và có biện pháp thích hợp để đẩy lùi vấn nạn này.
Do đó việc tuyên truyền về thực trạng đáng báo động của bạo lực học đường, là hết sức cần thiết và thiết thực.
1. Khái niệm
Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.
Bạo lực học đường bao gồm các hành vi bạo lực về thể chất, gồm đánh nhau giữa các học sinh hoặc các hình phạt thể chất của nhà trường; bạo lực tinh thần, bao gồm cả việc tấn công bằng lời nói; bạo lực tình dục, bao gồm hiếp dâm và quấy rối tình dục; các dạng bắt nạt bạn học; và mang vũ khí đến trường.
2. Thực trạng
Tình trạng bạo lực trong trường học đã và đang diễn ra nóng bỏng trên khắp thế giới ở tất cả những cấp học, lớp học khác nhau. Bạo lực học đường không chỉ sảy ra ở học sinh nam mà còn cả ở học sinh nữ; không chỉ giữa học sinh với học sinh mà còn có bạo lực giữa học sinh với giáo viên và giáo viên với học sinh.
3. Hậu quả
* Ảnh hưởng đến bản thân học sinh
Gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác.
Tồi tệ hơn khi không ít vụ bạo lực đã cướp đi sinh mạng của những học sinh vô tội để lại sự thiệt thòi, đau đớn không chỉ về mặt thể xác mà cả tinh thần cho học sinh và gia đình.
Những HS bị bạo lực, nhất là bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, cô đơn, suy sụp… Sự sợ hãi hoặc nỗi ám ảnh. Thậm chí, tình trạng này có thể kéo dài suốt cuộc đời. Các em không dám ra ngoài chơi hoặc đến trường, không thể tập trung vào học hành.
Kể cả những em chỉ chứng kiến chứ không tham gia hành vi bạo lực cũng bị ảnh hưởng. Chứng kiến những hành vi bạo lực khiến các em cảm thấy sợ hãi, và nếu thấy những kẻ gây ra bạo lực không bị trừng trị thì những em chứng kiến cũng có thể hùa theo số đông, ủng hộ hành vi này, và có nhiều khả năng trở thành kẻ có hành vi bạo lực trong tương lai.
Những hậu quả mà bạo lực học đường gây ra kể cả thể xác hay tinh thần cũng đều trực tiếp ảnh hưởng đến công việc học tập cũng như tương lai của học sinh nếu không được can thiệp kịp thời.
Với những ảnh hưởng về mặt sức khỏe cùng với tâm lý lo lắng, căng thẳng, sợ hãi, học sinh không thể học tập với kết quả tốt nhất có thể. Thậm chí, sự căng thẳng quá mức về mặt tâm lý có thể buộc học sinh kết thúc việc học của mình, hoặc cũng có thể vì gây ra hành vi bạo lực mà học sinh phải nhận kỷ luật đuổi học. Từ đó, tương lai của các em rẽ sang một bước ngoặt khác không mấy khả quan.
Đặc biệt, những đứa trẻ có hành vi bạo lực, lạm dụng quyền hành từ khi còn nhỏ, khi lớn lên có thể mắc phải những hành vi tội ác nhiều hơn những đứa trẻ khác. Trẻ em liên lụy vào hành vi bạo lực dù ở vai trò này hay vai trò kia cũng đều có nguy cơ lạm dụng rượu, thuốc lá, và các loại ma túy.
* Ảnh hưởng đến gia đình
Không khí và cuộc sống gia đình bị xáo trộn, căng thẳng, lo lắng.
* Ảnh hưởng đến nhà trường
Hành vi bạo lực không chỉ tác động xấu đến nạn nhân mà còn khiến không khí trường học trở nên nặng nề, căng thẳng với nỗi sợ hãi, bất an luôn bao trùm.
Ngoài ra, những hành vi bạo lực học đường của học sinh sẽ trở thành nỗi bất an của phụ huynh khi gửi con em mình đến trường, làm mất đi ý nghĩa của môi trường giáo dục lạnh mạnh trong sáng.
* Ảnh hưởng đến xã hội
Ảnh hưởng đến những nét văn hóa truyền thống, những chuẩn mực đạo đức quý giá: Giờ đây có những học trò ngang nhiên cãi lại thầy, cô giáo. Con cái cãi lại bố mẹ.
Bạn bè đánh đấm, xảy ra khá thường xuyên. Chính những hành động ấy đã càng làm lu mờ những nét văn hóa truyền thống của xã hội, thể hiện một sự suy đồi về mặt đạo đức và sự sai lệch về mặt hành vi một cách đáng báo động.
• làm mất trật tự xã hội.
4. Cách phòng tránh bạo lực học đường:
* Đối với học sinh:
– Tích cực rèn luyện kĩ năng sống, ngoan ngoãn lễ phép với ông bà, bố mẹ, với thầy cô giáo.
– Chấp hành tốt nội quy trường lớp.
– Tránh xa bạo lực. nói không với bạo lực.
– Nếu thấy hiện tượng bạo lực phải kịp thời báo ngay cho nhà trường, thầy cô giáo hoặc cơ quan có thẩm quyền để kịp thời can thiệp và xử lí.
– Học cách kiềm chế cảm súc.
– Tích cự tham gia vào các hoạt động tình nguyện mà nhà trường tổ chức nhằn tăng tính thiện và tính hướng thiện trong con người các em.
* Đối với nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục:
– Tích cực hoàn thiện bộ rèn luyện kỹ năng sống và đưa bộ môn dạy kỹ năng sống vào trong nhà trường.
– Tổ chức các hoạt động sân trường, hoàn động tình nguyện mang tính hướng thiện và định hướng nhân cách cho học sinh, giúp học sinh phát huy những đức tính tốt đẹp trong bản thân.
– Có hình phạt và cách giáo dục nghiêm khắc, phù hợp đối với những học sinh gây ra bạo lực, và có hình thức hỗ trợ kịp thời đối với nạn nhân của các vụ bạo lực.
– Tổ chức tuyên truyền tác hại và cách phòng tránh bạo lực học đường đói với giáo viên và học sinh.
– Phối hợp với gia đình và cơ quan đoàn thể đóng trên địa bàn xã trong công cuộc phòng tránh bạo lực học đường.
* Đối với giáo viên
– Thường xuyên quan tâm, theo dõi và nắm bắt tình hình của các em học sinh trong lớp mình chủ nhiệm hoặc tham gia giảng dạy đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm và giáo viên tham gia dạy kỹ năng sống.
– Có biện pháp can ngăn giáo dục kịp thời đối với hiện tượng có nguy cơ dân đến bạo lực đối với học sinh trong lớp chủ nhiệm haowjc tham gia giảng dạy.
– Tích cực tổ chức các hoạt động sân trường, hoạt động tập thể trong giờ hoạt động sân trường hoặc trong tiết sinh hoạt, nhăm tăng tình cảm của các em học sinh trong cùng lớp, cùng trường.
– Tạo môi trường học tập và giảng dạy trong sáng lành mạnh.
– Phối hợp với gia đình và nhà trường để quan tâm và hỗ trợ kịp thời những khó khăn vướng mắc của học sinh.
* Đối với gia đình:
– Bố mẹ cần tạo ra một môi trường sống lành mạnh, yêu thương cho con cái
– Đồng thời phối hợp chặt chẽ với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm để kịp thời nắm bắt tình hình học tập của con em mình tại trường học.
TRUYỀN THÔNG AN TOÀN GIAO THÔNG - ĐOÀN TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC TÒNG NĂM 2021
Hiện nay an toàn giao thông đang là vấn đề lớn, được cả xã hội quan tâm. Ở nước ta, mỗi năm tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người, bình quân mỗi ngày trên cả nước xảy ra gần 40 vụ tai nạn giao thông làm chết khoảng 30 người, gây thiệt hại về vật chất hàng nghìn tỷ đồng, chưa kể đến các chi phí cho những người tàn tật và mất khả năng lao động. Mỗi chúng ta hãy nâng cao trách nhiệm của mình khi tham gia giao thông.
Chủ đề Năm An toàn giao thông 2021: “An toàn giao thông cho hành khách và người đi mô tô, xe máy”; kết hợp tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ, hoạt động vận tải hành khách công cộng… nhằm khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng để giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường. Đảm bảo an toàn giao thông tại các điểm đường ngang giao cắt giữa đường bộ với đường sắt; không lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt, không vi phạm bảo vệ các công trình đường sắt; không vượt rào, chắn đường ngang; không vượt qua đường ngang khi đèn đỏ đã bật sáng.
Đối với người dân ven các tuyến đường, tuyến phố: không lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để kinh doanh buôn bán, treo, đặt biển quảng cáo, làm mái che mái vẩy gây cản trở giao thông; không vứt rác ra đường; gương mẫu trong các hành vi văn hóa giao thông.
Đối với người đi bộ: đi bộ trên vỉa hè; sang đường đúng nơi quy định; đi đúng vạch sơn tại nút giao; bảo đảm đi đúng phạm vi đèn tín hiệu cho phép; quan sát kỹ khi đi đường nhất là khi qua nút giao; không tụ tập dưới lòng đường.
Đối với người điều khiển phương tiện giao thông: Không vi phạm về nồng độ cồn, quy định về tốc độ, không vượt đèn đỏ, không đi vào đường cấm, ngược chiều; không phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách; không vi phạm làn đường, vạch sơn; không đi xe trên hè phố; dùng còi xe phù hợp; dừng, đỗ đúng nơi quy định; nhường đường khi tham gia giao thông.
Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông không có cách nào khác là phải đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện trên tất cả các tuyến đường góp phần giảm hậu quả tai nạn giao thông cho chúng ta. Mỗi cá nhân chúng ta cần nhớ đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG MA TUÝ - ĐOÀN TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC TÒNG NĂM HỌC 2021
BÀI TUYÊN TRUYỀN MA TÚY TRONG HỌC ĐƯỜNG
I. Giới thiệu về ma túy, nghiện ma túy và tác
hại của nghiện ma túy
Trong
những năm qua, mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, biện pháp
nhằm tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội và tội phạm nhưng
tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội đặc biệt là tệ nạn mại dâm, ma túy vẫn diễn
biến vô cùng phức tạp, với tính chất ngày càng nghiêm trọng, gây nhức nhối cho
xã hội và trở thành nỗi lo của nhiều gia đình.
Ma túy là
một trong những đại họa mà toàn nhân loại phải đối mặt và là vấn đề vẫn còn
đang nhức nhối, ám ảnh xã hội Việt
Cuộc sống
mà con người đang nắm giữ là sự hòa quyện của những cảm xúc vui sướng, hạnh
phúc xen lẫn buồn chán, tuyệt vọng…
Hẳn trong
chúng ta ai cũng đã từng trải qua những cảm xúc đó, nhưng hầu hết chẳng ai muốn
sống trong sợ hãi, lo lắng, hồi hộp hay căng thẳng, giận dữ và nhiều lúc bất
lực, chúng ta không muốn có những cảm xúc đó, muốn tìm đến thứ gì có thể quên
chúng đi, thứ gì có thể khiến cho ta thăng hoa, hưng phấn và con đường ngắn
nhất để đè nén cảm xúc là tìm đến ma túy. Vậy ma túy là gì???
1. Ma túy là gì?
Chất ma
tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần, có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng
hợp, được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành, các chất này khi xâm
nhập vào cơ thể ngư ời sẽ làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý, có thể dẫn
đến nghiện và từ đó gây tác hại về nhiều mặt đối với xã hội.
Theo cách
phân loại này các chất ma túy được chia ra 3 nhóm sau:
+ Nhóm
các chất ma túy an thần: Các chất ma tuý trong nhóm an thần: Thuốc phiện,
Morphine Heroine, Các chất ma tuý tổng hợp toàn phần trong nhóm có thể thay thế
Morphine, Heroine và các opiat khác (methadon, pethidine, phenazocine,
diazepam, dolagan...)
+ Nhóm
các chất ma túy gây kích thích: Nhóm các chất ma tuý gây kích thích amphetamine
methamphetamine, amphetamine và methamphetamine
+ Nhóm
các chất ma túy gây ảo giác: Cần sa và các sản phẩm của nó, thảo mộc cần sa,
nhựa cần tinh dầu cần sa.lysergide (LSD)
3. Nghiện ma túy
là gì
Nghiện là trạng thái ngộ độc kinh niên hay từng thời kỳ
do sử dụng lặp đi lặp lại một chất tự
nhiên hay tổng hợp khiến người nghiện ham muốn, không tự kiềm chế được, bằng
mọi giá phải tiếp tục sử dụng.
Mọi trường hợp lạm dụng thuốc có chứa ma túy hoặc ma túy
đều có thể dẫn đến tình trạng nhiễm độc:
- Nhiễm độc cấp tính: nhức đầu, mạch nhanh, nôn mửa, toát
mồ hôi, mặt tím xanh...và có thể bị truỵ tim mạch.
- Nhiễm độc mãn tính: là trạng thái nghiện.
Như vậy: Nghiện ma túy là trạng thái nhiễm độc chu kỳ mãn
tính do sử dụng ma túy lặp lại nhiều lần.
4. Đặc trưng của
hiện tượng nghiện là:
Có sự ham muốn không kìm chế được và phải sử dụng nó bất
kỳ giá nào.
Có khuynh hướng tăng dần liều dùng (liều dùng lần sau cao
hơn liều dùng trước mới có tác dụng).
Tâm sinh lý bị lệ thuộc vào tác động của chất đó.
Thiếu thuốc sẽ xuất hiện các triệu chứng như: uể oải, hạ
huyết áp, lên cơn co giật, đau đớn và tìm mọi cách, có thể làm bất cứ điều gì,
để có ma túy dùng.
5. Tác hại của nghiện
ma túy:
Tệ nạn ma tuý là hiểm
hoạ lớn cho toàn xã hội, gây tác hại cho sức khoẻ, làm suy thoái nòi giống,
phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến
trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia.
5.1. Đối với cá
nhân:
- Ma tuý làm huỷ hoại
sức khoẻ:
+ Hệ tiêu hoá, hệ hô
hấp, hệ tuần hoàn, các bệnh về da, làm suy giảm chức năng thải độc, hệ thần,
nghiện ma tuý dẫn đến tình trạng suy nhược toàn thân, suy giảm khả năng học
tập, lao động.
+ Nghiện ma tuý dẫn đến
tình trạng nhiễm độc ma tuý mãn tính, suy nhược toàn thân, người gầy gò, xanh
xao, mắt trắng, môi thâm, nước da tái xám, dáng đi xiêu vẹo, cơ thể gầy đét do
suy kiệt hoặc phù nề do thiếu dinh dưỡng, rối loạn nhịp sinh học, thức đêm ngủ
ngày, sức khoẻ giảm sút rõ rệt.
+ Người nghiện ma tuý bị
suy giảm sức lao động, giảm hoặc mất khả năng lao động và khả năng tập trung
trí óc. trường hợp sử dụng ma tuý quá liều có thể bị chết đột ngột.
+ Gây tổn hại về tinh
thần: Nghiện ma tuý gây ra một loại bệnh tâm thần đặc biệt. Người nghiện thường
có hội chứng quên, hội chứng loạn thần kinh sớm (ảo giác, hoang tưởng, kích
động...) và hội chứng loạn thần kinh muộn (các rối loạn về nhận thức, cảm xúc,
về tâm tính, các biến đổi về nhân cách đặc trưng cho người nghiện ma tuý). Ở
trạng thái loạn thần kinh sớm, người nghiện ma tuý có thể có những hành vi nguy
hiểm cho bản thân và ng ười xung quanh.
- Tiêm chích ma tuý dùng
chung bơm kim tiêm không tiệt trùng dẫn đến lây nhiễm viêm gan vi rut B, C, đặc
biệt là HIV (dẫn đến cái chết). Tiêm chích ma tuý là một trong những con
đường lây nhiễm HIV phổ biến nhất tại Việt Nam. Người nghiện ma tuý có thể mang
vi rut HIV và lây truyền cho nhiều người.
- Thoái hoá nhân cách,
rối loạn hành vi, lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật.
- Mâu thuẫn và bất hoà
với bạn bè, thầy cô giáo và gia đình.
- Mất lòng tin với mọi
người, dễ bị người khác lợi dụng, học tập giảm sút hoặc bỏ học, ảnh hưởng đến
tương lai tiền đồ.
5.2. Ảnh hưởng
đến gia đình
- Làm tiêu hao tiền bạc
của bản thân và gia đình. Nhu cầu cần tiền để mua ma tuý của người nghiện là
rất lớn, mỗi ngày ít nhất từ 50.000-100.000đ thậm chí 1.000.000 - 2.000.000đ/
ngày, vì vậy khi lên cơn nghiện người nghiện ma tuý có thể tiêu tốn hết tiền của, tài sản, đồ đạc của
gia đình vào việc mua ma tuý để thoả mãn cơn nghiện của mình, hoặc để có tiền
sử dụng ma tuý, nhiều người đã trộm cắp, hành nghề mại dâm, hoặc thậm chí giết
người, cướp của.
- Sức khoẻ các thành
viên khác trong gia đình giảm sút (lo lắng, mặc cảm, ăn không ngon, ngủ không yên...vì trong gia
đình có người nghiện)
- Gây tổn thất về tình
cảm (thất vọng, buồn khổ, hạnh phúc gia đình tan vỡ, ly thân, ly hôn, con cái
không ai chăm sóc...)
- Gia đình tốn thời
gian, chi phí chăm sóc và điều trị các bệnh của người nghiện do ma tuý gây ra.
5.3. Ảnh hưởng
đến xã hội
- Gây mất trật tự an
toàn xã hội, gia tăng các tệ nạn xã hội: Lừa đảo, trộm cắp, giết người, mại
dâm, băng nhóm...
- Ảnh hưởng đến đạo đức,
thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc. Làm giảm sút sức lao động sản xuất
trong xã hội. Tăng chi phí ngân sách xã
hội cho các hoạt động ngăn ngừa, khắc phục, giải quyết các hậu quả do ma tuý
đem lại- Ảnh hưởng đến giống nòi, huỷ diệt giống nòi: do các chất ma tuý ảnh
hưởng đến hệ thống hoocmon sinh sản, làm giảm khả năng sinh hoạt tình dục, ảnh
hưởng đến quá trình phân bào hình thành các giao tử, tạo cơ hội cho các gien
độc có điều kiện hoạt hoá, dẫn tới suy yếu nòi giống.
6. Nguyên nhân dẫn đến nghiện các chất ma tuý
6.1. Nguyên nhân
khách quan
- Do ảnh hưởng của mặt
trái cơ chế thị trường dẫn đến những tác động đối với lối sống của giới trẻ
như: lối sống thực dụng, buông thả... một số học sinh không làm chủ được bản
thân đã sa vào tệ nạn xã hội, trong đó có tệ nạn ma tuý.
- Sự tác động của lối
sống thực dụng, văn hoá phẩm độc hại dẫn đến một số em có lối sống chơi bời
trác táng tham gia vào các tệ nạn xã hội.
- Sự phối hợp giữa gia
đình, nhà trường, xã hội trong quản lý học sinh ở một số địa phương chưa thực
sự có hiệu quả.
- Công tác quản lý địa
bàn dân cư ở một số địa phương chưa tốt, nên ở một số khu vực xung quanh các
trường học hoặc tại nơi các em cư trú, sinh sống còn nhiều tụ điểm cờ bạc, mại
dâm, ma tuý từng ngày từng giờ tác động đến suy nghĩ và hành động của lứa tuổi
trẻ, trong đó có các em học sinh.
- Do một bộ phận các bậc
cha mẹ thiếu quan tâm đến việc học tập, sinh hoạt của con, em. Cha, Mẹ và những
người lớn tuổi do mải làm ăn, lo kiếm tiền hoặc do nuông chiều con cái quá mức
hoặc trong gia đình có người lớn tuổi cũng mắc nghiện hoặc có hành vi buôn bán
ma tuý....
6.2. Nguyên nhân
chủ quan
- Do thiếu hiểu biết về
tác hại của ma tuý, nên nhiều em học sinh bị những đối tượng xấu kích động, lôi
kéo sử dụng ma tuý, tham gia vận chuyển, mua bán ma tuý.
- Do muốn thoả mãn tính
tò mò của tuổi trẻ, thích thể hiện mình, nhiều em đã chủ động đến với ma tuý.
- Do tâm lý đua đòi,
hưởng thụ; nhiều em học sinh có lối sống buông thả, dễ bị lôi kéo, sa ngã. với
những học sinh này không chỉ sử dụng ma tuý mà còn tham gia vận chuyển, mua bán
ma tuý nhằm mục đích kiếm tiền để thoả mãn thú vui hưởng lạc.
- Một số trường hợp do
hoàn cảnh gia đình hoàn cảnh: Bố, mẹ bỏ nhau; gia đình bất hoà, mồ côi cha mẹ
hoặc hoàn cảnh gia đình khó khăn... Do buồn chán cô đơn, không làm chủ được bản
thân các em đã chủ động tìm đến với ma tuý.
7. Dấu hiệu nhận biết học sinh nghiện ma túy
Tổng kết từ thực tiễn
cho thấy các chất ma tuý thường được học sinh sử dụng là: Heroin, Ma tuý tổng
hợp, Cần sa, Dôlagan... bằng cách: hít, uống, chích. Nếu sử dụng thường xuyên
hoặc đã bị lệ thuộc (mắc nghiện), có thể nhận biết thông qua những dấu hiệu
sau:
- Trong cặp sách hoặc
túi quần áo thường có dụng cụ dùng sử dụng chất ma túy như: bật lửa, kẹo cao
su, giấy bạc.
- Hay xin ra ngoài đi vệ
sinh trong thời gian học tập.
- Thường tụ tập ở nơi
hẻo lánh.
- Thường hay xin tiền bố
mẹ nói là đóng tiền học, quỹ lớp.
- Lực học giảm sút.
- Hay bị toát mồ hôi,
ngáp vặt, ngủ gà ngủ gật, tính tình cáu gắt, da xanh tái, ớn lạnh nổi da gà,
buồn nôn, mất ngủ, trầm cảm…
- Ngại tiếp xúc với
người thân, bạn tốt, có ý xa lánh mọi người; cố tránh các hoạt động vui chơi
lành mạnh.
6. Học sinh phải làm gì để ngăn chặn và phòng tránh ma túy?
- Ngoan ngoãn, vâng lời ông
bà, cha mẹ, thầy cô giáo.
- Thi đua chăm chỉ học
hành tiến bộ. Đi đến nơi về đến chốn.
- Thời gian rảnh, nên làm một số công việc nhà giúp đỡ
gia đình
- Có lối sống lành mạnh, không ăn chơi đua đòi, buông
thả.
- Tuyệt đối không tò mò, không thử ma túy dù chỉ 1 lần.
- Cương quyết tránh xa, không chơi
với đám bạn xấu có liên quan đến ma túy.
- Không tham gia sử dụng, vận chuyển, mua bán, tàng trữ
trái phép chất ma túy hoặc xúi dục người khác tham gia dưới bất kỳ hình thức
nào.
- Khi phát hiện những bạn có biểu hiện sử dụng ma tuý
hoặc nghi vấn buôn bán ma tuý phải báo cáo kịp thời cho thầy, cô giáo để có
biện pháp ngăn chặn.
- Khi phát hiện người có liên quan đến ma túy cần báo
ngay cho cha mẹ, thầy cô giáo để có biện pháp kịp thời ngăn chặn.
- Đề cao cảnh giác tránh bị đối tượng xấu rủ rê, lôi kéo
vào các việc làm phạm pháp, kể cả việc sử dụng và buôn bán ma tuý.
- Có ý thức phát hiện những đối tượng có biểu hiện nghi
vấn dụ dỗ các bạnh học sinh sử dụng ma tuý hoặc lôi kéo học sinh vào hoạt động
vận chuyển, mua bán ma tuý; báo cáo kịp thời cho cha mẹ hoặc thầy, cô giáo.
- Quan tâm, động viên, chia sẻ, giúp đỡ những người cai
nghiện tái hòa nhập cộng đồng. Không kì thị, xa lánh người cai nghiện.
- Tìm hiểu kỹ năng đối phó với các cảm xúc tiêu cực (buồn
chán, thất vọng), các tình huống nguy cơ dẫn đến sử dụng ma túy.
- Tuyên truyền, vận động cho mọi người cùng phòng tránh
ma túy./.
Thứ Năm, 2 tháng 12, 2021
ĐOÀN TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC TÒNG TRUYỀN THÔNG BÌNH ĐẲNG GIỚI NĂM 2021
16 NGÀY HÀNH ĐỘNG CHỐNG BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI là một chiến dịch quốc tế thường niên bắt đầu vào ngày Quốc tế xóa bỏ Bạo lực đối với phụ nữ 25/11 và kéo dài đến hết ngày nhân quyền 10/12 .
Theo ước tính mới nhất, gần 1 trong 3 phụ nữ từ 15 tuổi trở lên, trên khắp thế giới đã bị bạo lực thể xác hoặc tình dục bởi bạn đời, bạn tình hoặc người lạ ít nhất một lần trong đời. Con số này ở Việt Nam là 2 trong 3 người. Những con số này sẽ còn cao hơn nếu chúng bao gồm rất nhiều hình thái bạo lực và tác động lên phụ nữ và trẻ em gái như quấy rối tình dục, bạo lực trong bối cảnh kỹ thuật số, các hành vi có hại và bóc lột tình dục.
Hưởng ứng chiến dịch 16 ngày hành động năm nay với chủ đề: “CHẤM DỨT BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI NGAY BÂY GIỜ” của của Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP), tổ tư vấn học đường trường THPT Phan Ngọc Tòng thực hiện hoạt động truyền thông nhóm nhỏ với chủ đề: “Bình đẳng giới và phòng chống bạo lực dựa trên cơ sở giới cho học sinh THPT”. Sau đây là các tranh vẽ nhằm hưởng ứng chiến dịch 16 NGÀY HÀNH ĐỘNG CHỐNG BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI của các bạn học sinh trường THPT Phan Ngọc Tòng ( huyện Ba Tri- tỉnh Bến Tre).
Mời các bạn: tương tác ủng hộ cho các sản phẩm tranh của các tác giả.
#ccihp
#binhdanggioi
#phongchongbaoluc
#phongchongbaoluctrencosogioi
#16ngayhanhdongchongbaoluctrencosogioi
Thứ Bảy, 20 tháng 11, 2021
[ CHUYÊN MỤC THANH NIÊN TRƯỜNG HỌC ONLINE KỲ 1 VỚI CHỦ ĐỀ “XÂY DỰNG TÌNH BẠN ĐẸP NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG” ]
[ CHUYÊN MỤC THANH NIÊN TRƯỜNG HỌC ONLINE KỲ 1 VỚI CHỦ ĐỀ “XÂY DỰNG TÌNH BẠN ĐẸP NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG” ]
Mến chào quý thầy cô và các bạn học sinh!
Thứ Năm, 18 tháng 11, 2021
ĐOÀN TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC TÒNG CHÀO MỪNG 39 NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11/2021
“
Hành trình của tôi tại ngôi trường Phan Ngọc Tòng”
Tuổi học trò là
một khoảng thời gian đẹp nhất của một đời người, là lúc mà con người có được
nhiều kỉ niệm đẹp nhất trước khi bước vào cuộc sống bộn bề. Đối với em kỉ niệm
mà em ghi nhớ nhất thời học trò của mình chính là những ngày tháng đầu tên mới
vừa lên cấp 3.
Ngày khai giảng năm nay không còn
nhộp nhịp như năm cấp 2. Chúng em chỉ được gặp thầy, cô thông qua các màn ảnh
nhỏ. Nguyên nhân vì năm học này đất nước ta đang chịu sư tác động rất
nặng nề của dịch covid 19, tình hình
dịch bệnh cực kì báo động khi hằng ngày có hàng ngàn ca mắc mới, những ca f0
liên tục tăng nhanh. Chính vì thế chúng em không được đi đến trường, không được
gặp thầy cô và những người bạn mới. Nhưng nhà trường vẫn cố gắng tạo điều kiện
cho học sinh học tập bằng tố chức cách dạy online.
Lúc đầu khi
chưa học, em cứ nghĩ khi học online sẽ rất nhạt nhẽo, nó sẽ không tạo cho mình
cái cảm giác thú vị như khi học trên lớp vì trước giờ em chưa từng học online
lần nào. Nhưng khi học rồi em mới nhận ra học như vậy cũng có cái thú vị của
nó. Khi học online thì nó giúp em hòa nhập với các bạn trong lớp dễ hơn. Em cảm
thấy nó không có cái bầu không khí lạ lẫm, không quen biết ai. Em có thể làm
quen với bạn mới dễ hơn bằng cách nhắn tin chứ không giống như khi học trực
tiếp cứ ngồi im lặng, không dám nói chuyện với ai, từ đó tạo thuận lợi hơn
trong việc học tập. Học online tạo cho chúng em cái trãi nghiệm mới trong quá
trình học tập của mình giúp chúng em tiếp thu được nhiều phương pháp dạy khác
nhau giúp việc học tập trở nên thú vị hơn và đạt được kết quả khả quan hơn.
Tuy nhiên gặp các bất lợi lớn như có bạn thì không có thiết bị học, có
bạn thì vẫn còn cách li, có bạn thì gặp trục trặc về mạng,… Và vô vàn những
nguyên nhân cản trở con đường học tập. Vấn đề về điện mới thực sự nan giải, đôi
khi cúp bất chợt không được báo trước, khiến bài học bị bỏ giởi giữa chừng hay
là trời mưa, nhà một số bạn không cách âm tốt sẽ gây ồn ào. Em còn biết được
một số anh chị khóa trên học rất giỏi, nhưng đến năm nay lại học kém, nguyên
nhân là do hệ thống mạng, khiến những bài học không được tiếp thu trọn vẹn. Em
thật sự rất khâm phục thầy cô vì đã kiên nhẫn như những lúc đặt câu hỏi thì có
bạn phải lặp đi lặp lại rất nhiều lần, khiến em cũng rất khó chịu. Những buổi
học online, thầy cô còn có thể mệt hệt bình thường, do phải chuẩn bị bài soạn
trên kĩ càng trước khi vào tiết học. Vậy mà đôi khi có những bạn không biết quý
công sức để tập trung vào học mà lại ăn bánh, nghe nhạc, làm những công việc
riêng. Và đôi khi gặp những tình huống
“dỡ khóc dỡ cười” khi một số bạn bạn quên tắt mic hoặc camera, dẫn đến các hành
động không mong muốn diễn ra. Ngay cả em cũng thấy bất bình với những thành
phần ấy, vì vậy em lấy sự cố gắng từng chút của các thầy, để làm một phần động
lực giúp em vượt qua kì “nghỉ hè” dài dằng dãng này.
Tuy bất lợi là thế, song vẫn có lợi
ích như: các bài giảng của thầy cô sinh động, hấp dẫn, cuốn hút qua các bài
trình chiếu, không như để chúng em “tự tưởng tượng” như cách học cũ. Những hình
ảnh, video thực tế giúp chúng em dễ tiếp thu hơn; thầy cô thì luôn tận tình,
kiên trì với chúng em. Lợi ích nữa là các em có thể học bài trước và chép bài,
đến khi vào lớp thì có thể trao đổi thêm với thầy cô, không giành thời gian để
chép bài như những “thợ chép”. Ở nhà giúp mọi hoạt động sinh hoạt cũng như học
tập dễ dàng hơn, không cần phải tốn thời gian đến trường cũng như là thời gian
để làm các hoạt động khác như là ăn
sáng…
Việc học online vẫn không thể cản
trở các hoạt động của trường. Và được tham gia vào các hoạt động khiến em rất
vui sướng. Năm nay chúng em không được tự tụ tập làm báo tường, các tờ thiệp
chúc, đi thăm các thầy cô giáo cũ vào ngày Nhà Giáo Việt Nam – 20/11. Em rất
buồn, nhưng thay vào đó các em được viết những bài văn, vẽ tranh tuyên truyền
phong chống dịch bệnh. Em xin phép được gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc
đến thầy cô vì luôn hết mình truyền kiến thức về cho chúng em, khiến dịch bệnh
không còn là nỗi đáng sợ.
Nhớ những giấy phút phải vùi đầu vào ôn tập để thi tuyển lớp 10 đạt kết quả tốt. Và giờ đây chúng em được ở ngôi trường này – Trường THPT Phan Ngọc Tòng hằng mong ước! Tuy gặp nhiều khó khắn, không được khoác những bộ đồng phục trăng tinh khôi, những chiếc áo dài phấp phới, và đây em nghĩ là năm học gặp nhiều trở ngại nhất, nhưng cũng là năm hứa hẹn sẽ để lại kỉ niệm sâu sắc trong cuộc đời mỗi học sinh. Mong sao dịch bệnh trôi qua nhanh, nhưng thời gian học tại trường trôi qua chậm lại từng phút, từng giây để có thể “hưởng thụ” cuộc đời học sinh trước khi bước vào con đường đời đầy chông gai.
Tác giả Phan Võ Hoàng Tú lớp 10C1
Thứ Hai, 15 tháng 11, 2021
ĐOÀN TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC TÒNG CHÀO MỪNG 39 NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11/2021
- BÀI VIẾT HÀNH TRÌNH CỦA TÔI TẠI TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC TÒNG
Cuộc
thi viết “ Hành trình của tôi tại ngôi trường Phan Ngọc Tòng”
I:GIỚI THIỆU BẢN THÂN.
+Họ và tên: Nguyễn Thanh Phúc
+Lớp:10C3
Trường THPT Phan Ngọc Tòng
II:BÀI DỰ THI.
Chắc hẳn trong chúng
ta ai cũng sẽ có riêng cho mình những khoảnh khắc khó quên của quãng đời học
sinh. Và đối với tôi cũng vậy, những ngày tháng chia tay với mái trường cũ để bước
vào môi trường mới, một cánh cửa mới của đời tôi thật sự là giây phút khó quên.
Chia tay với chiếc
khăn quàng đỏ, với mái trường cấp hai,ngưỡng cửa cấp ba đã dần đến.Một cảm giác
bồi hồi, là lạ lại tràn về trong tôi. Tôi ngỡ như mình được trở về với những
ngày đầu bước vào lớp Một, ngỡ như những ngày đầu chập chững bước qua cánh cổng
THCS. Cảm giác ấy vẫn khó tả như ngày nào. Cánh cửa THPT Phan Ngọc Tòng đã mở
ra sau ba tháng hè oi ả. Nơi đây giờ đối với tôi xa lạ hoàn toàn. Trường mới, bạn
mới, thầy cô mới, cách học mới và cả một môi trường mới. Tôi sẽ phải thích nghi
dần, làm quen dần với môi trường mới vì ba năm cuối ở đây sẽ quyết định cuộc đời
tôi. Tôi bất chợt nghĩ rằng đây sẽ là khoảng thời gian thật sự gian nan, thử
thách vì đây là nơi tôi cho là xa lạ. Nhưng không,ý nghĩ ấy dần bị dập tắt khi
tôi đến trường nhận lớp, biết thầy cô, bạn bè, lớp học mới.
Lúc ấy, tôi mới biết tất
cả đều thân thiện như những ngày tôi còn học ở các lớp dưới. Mọi thứ quả thật đều
rất mới, từ quang cảnh, ngôi trường và đến cả những con người. Thế nhưng tất cả
như đều lưu lại cho tôi những kí ức về buổi đầu chập chững ấy. Tháng Tám-tháng
giao mùa từ cuối hạ sang thu-tháng mà những chùm phượng vĩ chỉ còn thưa thớt
vài nhánh nở muộn. Và cũng là tháng mà chúng tôi đến trường với những bài học đầu
tiên. Giờ đây tôi đã là học sinh cấp ba, được khoác trên mình bộ đồng phục áo trắng
với quần tây. Được học những thầy cô mà
giờ đây tôi mới biết.
Những cảm xúc lại trào
dâng khó tả xen lẫn cả niềm vui nhưng hòa vào đó lại thoáng chút nỗi buồn. Niềm
vui vì tôi đã như được trưởng thành hơn và được biết thêm nhiều điều mới mẻ từ những bài dạy, bài học mới. Nhưng tôi buồn vì
đâu đó tôi thoáng thấy những người thầy cũ, những người bạn cũ và cả những lời
khuyên chân thành của thầy cô vào ngày tôi thi tuyển sinh vào lớp 10. Nhưng thời
gian có bao giờ dừng lại, nó sẽ lặng lẽ trôi mãi, trôi mãi không bao giờ dừng.
Và tôi sẽ phải cố gắng để nắm giữ từng giây, từng phút ấy.
Mái trường THPT Phan Ngọc Tòng là nơi tôi chỉ "dừng chân"ở ba năm học. Ba năm quãng thời gian không phải là dài nhưng tôi nghĩ thời gian ấy đã đủ để tôi lưu giữ những kỉ niệm đẹp về ngôi trường mới này. Và có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên được ngày này-ngày đầu tiên tôi bước vào ngưỡng cửa THPT Phan Ngọc Tòng.
- SẢN PHẨM TRANH TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG COVID 19